Tóm tắt thay đổi lớn của Luật Đất đai sửa đổi
1. Đang thuê đất trả tiền 01 lần có thể chuyển sang trả hàng năm
Tạo sự linh động cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phải nộp lại số tiền được miễn, giảm
Tránh tiêu cực về việc được hưởng những ưu đãi của nhà nước.
3. Quy định chặt chẽ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Bổ sung thêm những điều kiện để việc chuyển nhượng BĐS diễn ra minh bạch hơn. Tránh những vụ việc đáng tiếc như trong quá khứ.
4. Doanh nghiệp có thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa
Giá đất nông nghiệp có thể tăng khá mạnh nhờ điều này. Giá đất nông nghiệp hiện tại nói chung tương đối rẻ.
5. Được bán tài sản trên đất và bán quyền thuê đất cho doanh nghiệp khác
Tạo thuận lợi hơn nữa cho ngành BĐS KCN.
6. Không thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất sẽ bị thu hồi đất
Giảm bớt tình trạng ôm găm đất được giao. Gây thiệt hại lớn nguồn lực.
7. Doanh nghiệp vi phạm đất đai vẫn có thể được giao đất, cho thuê đất
Tạo cơ hội làm lại cho những DN đã bị vi phạm trước đó.
8. Xây nhà lưu trú cho công nhân KCN được miễn, giảm tiền tiền thuê đất
tăng thêm nguồn cung bđs cho thuê, về lâu dài sẽ có tác động làm giảm giá thuê nhà. Rất tích cực.
9. Bỏ khung giá đất, xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường
Đây là điều quan trọng nhất trong luật đất đai sửa đổi. Về cơ bản những người sở hữu đất sẽ có lợi hơn, DN bđs cũng sẽ dễ dàng hơn để giải phóng mặt bằng theo cơ chế thị trường, tuy nhiên chi phí GPMB chắc chắn sẽ tăng lên do giá đất được xác định lại sẽ có xu hướng tăng mạnh.
Như vậy, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Đất đai (sửa đổi).
Luật Đất đai là dự án luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt
Trình bày Báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, Luật Đất đai là dự án luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước; có tác động sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp; đồng thời, cũng là dự án Luật rất khó và phức tạp.
Dự án Luật đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị rất trách nhiệm, kỹ lưỡng, công phu qua nhiều vòng, nhiều bước; được trình Quốc hội tại 04 kỳ họp, 02 Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách, 08 phiên họp chính thức của UBTVQH (trong đó có 01 phiên cho ý kiến về Kế hoạch lấy ý kiến Nhân dân) và được chỉnh lý, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng chịu sự tác động và trên 12 triệu lượt ý kiến của Nhân dân.
Quốc hội xem xét dự thảo Luật tại Kỳ họp bất thường thứ 5 theo quy trình đặc biệt và tất cả ý kiến ĐBQH đã được tiếp thu, giải trình, không còn ĐBQH nào phát biểu thêm. Điều đó cho thấy tinh thần cẩn trọng của Quốc hội và các cơ quan trong hoạt động lập pháp, luôn đề cao chất lượng và hiệu quả.
Nhanh chóng đưa Luật Đất đai vào cuộc sống
Phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Việc thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp này, cùng với Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua đã đáp ứng yêu cầu hoàn thiện đồng bộ chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là thành quả của quá trình phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị thận trọng, kỹ lưỡng, khoa học, từ sớm, từ xa, với nỗ lực và quyết tâm rất cao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan.
Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ bố trí nguồn lực, chuẩn bị ngay các điều kiện bảo đảm, ban hành và triển khai kế hoạch cụ thể để nhanh chóng đưa Luật Đất đai vào cuộc sống.
Khẩn trương xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành các văn bản quy định chi tiết; hướng dẫn việc chuyển tiếp…